ViettelStore

So sánh công nghệ mạng 5G và 4G có gì khác biệt?

Khi công nghệ mạng 4G sắp được phổ biến rộng rãi tại thị trường Việt Nam thì trên thế giới chuẩn kết nối 5G đã bắt đầu xuất hiện. Cùng so sánh công nghệ mạng 5G và 4G có gì khác biệt qua bài viết dưới đây nhé.

Công nghệ mạng 5G (Fifth-Generation) là công nghệ truyền thông không dây thế hệ thứ năm, còn công nghệ mạng LTE (Long Term Evolution) là công nghệ tiệm cận 4G. Công nghệ mạng 5G không phải là sự thay thế cho công nghệ mạng 4G, do đó, trong tương lai gần, bạn sẽ thấy công nghệ mạng 5G và 4G hoạt động cùng nhau.

So sánh công nghệ mạng 5G và 4G có gì khác biệt?

So sánh công nghệ mạng 5G và 4G, chúng ta thấy công nghệ mạng 5G có tốc độ kết nối nhanh hơn so với 4G LTE, lí do là bởi phạm vi phủ sóng của 5G rộng hơn và nó được sử dụng công nghệ vô tuyến tiên tiến hơn, đồng thời, 5G cũng có độ trễ ít hơn 4G giúp cho tốc độ download/upload dữ liệu trở nên nhanh chóng hơn nhiều.

So sánh công nghệ mạng 5G và 4G cho thấy mạng 5G có tốc độ kết nối nhanh hơn so với 4G LTE
So sánh công nghệ mạng 5G và 4G cho thấy mạng 5G có tốc độ kết nối nhanh hơn so với 4G LTE

Về mặt lý thuyết, công nghệ mạng 5G có thể download dữ liệu với tốc độ tối đa khoảng từ 1 tới 10 GB/s với độ trễ chỉ 1 mili giây. Còn trên thực tế thì tốc độ download dữ liệu trung bình của công nghệ mạng 5G tối thiểu là 50 Mb/s với độ trễ 10 mili giây, tốc độ này nhanh hơn nhiều so với tốc độ download dữ liệu trung bình hiện tại của công nghệ mạng 4G là 15 MB/s với độ trễ 50 mili giây.

Những dải tần số cao của công nghệ mạng 5G có băng thông rất lớn, thậm chí nó có thể đảm bảo kết nối của tất cả người dùng trong một không gian rộng lớn, chẳng hạn như ở sân vận động. Để có thể làm được điều này thì nó phải phụ thuộc vào MIMO (nhiều đầu vào, đầu ra) khổng lồ và định hướng chùm sóng.

Tốc độ download dữ liệu trung bình của công nghệ mạng 5G nhanh hơn nhiều so với công nghệ mạng 4G
Tốc độ download dữ liệu trung bình của công nghệ mạng 5G nhanh hơn nhiều so với công nghệ mạng 4G

Thông thường, ở các trạm 4G được trang bị 12 ăng-ten để truyền và nhận dữ liệu. Trong khi đó, ở các trạm 5G cơ bản, nhờ vào MIMO khổng lồ mà có thể hỗ trợ lên tới 100 ăng-ten.

Mặc dù 5G được trang bị nhiều ăng-ten có thể gây nhiễu lớn hơn và những dải tần số sóng milimet cao cũng rất dễ để chặn, tuy nhiên việc sử dụng định hướng chùm sóng sẽ giúp xác định tuyến tối ưu nhất cho mỗi người dùng đã kết nối, vừa giúp giảm nhiễu, đồng thời cũng tăng cơ hội cho những tín hiệu dễ bị chặn sẽ đến được người nhận.

Các trạm 5G cơ bản nhờ MIMO khổng lồ mà có thể hỗ trợ lên tới 100 ăng-ten
Các trạm 5G cơ bản nhờ MIMO khổng lồ mà có thể hỗ trợ lên tới 100 ăng-ten

Bên cạnh đó, mạng lưới 4G LTE được xây dựng với số lượng ít những cột ăng-ten lớn cách nhau hàng dặm, còn mạng lưới 5G sẽ yêu cầu nhiều hộp nhỏ kết nối với nhau và chúng có thể được đặt ở cạnh hai bên giữa các tòa nhà hay trên đỉnh đèn giao thông cách nhau từ vài chục tới vài trăm mét. Tuy nhiên, để có thể xây dựng một hệ thống như vậy chắc chắn sẽ là một thách thức lớn bởi chi phí sẽ cực kỳ tốn kém và cũng mất nhiều thời gian để thực hiện.

Công nghệ mạng 5G xuất hiện nhưng không có nghĩa là công nghệ mạng 4G ngừng phát triển. Hiện nay, công nghệ mạng 4G hàng đầu được phát triển là LTE-A ( tên viết tắt của Long Term Evolution – Advanced) với tối độ tối đa lên tới 1 GB. Bên cạnh đó còn có công nghệ LTE – Advanced Pro có thể sẽ nhanh hơn nữa.

Sau cùng, so sánh công nghệ mạng 5G và 4G cho chúng ta thấy rằng mạng lưới 5G sẽ bổ sung vùng phủ sóng cho cả mạng lưới 4G và LTE, đồng thời các mạng lưới này hoạt động song song nhằm đảm bảo tốc độ kết nối của người dùng nhanh nhất có thể ở bất kì đâu.

 

Bài viết liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Mời bạn đăng nhập để bình luận.
Bằng cách điền và gửi thông tin, bạn đồng ý với Điều khoản sử dụng của ViettelStore