ViettelStore

Cảm biến ToF là gì mà có thể được tích hợp trên iPhone 2020?

Nhiều tin đồn cho biết iPhone 2020 sẽ sở hữu cụm camera sau với cảm biến chiều sâu 3D ToF (Time-of-flight) nhằm hỗ trợ cho các tính năng chụp chân dung và thực tế ảo. Vậy cảm biến ToF là gì và chúng hoạt động ra sao? Cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé.

Cảm biến ToF là gì và cách thức hoạt động của chúng

Cảm biến ToF là gì? ToF (Time-of-flight) là 1 thuật ngữ chung để chỉ công nghệ đo "thời gian bay" của 1 thứ gì đó (như ánh sáng, đèn laser, hạt khí hay chất lỏng) để di chuyển 1 khoảng cách nhất định.

Cảm biến ToF là gì?
Cảm biến ToF là gì?

Cụ thể, trường hợp là cảm biến máy ảnh, lúc này 1 cụm laser sẽ phát ra những tia laser chiếu tới vật thể và phản xạ trở lại cảm biến. Khoảng thời gian tia laser "bay" đến vật thể và quay trở lại cảm biến sẽ được tính toán và khi đó bạn có thể biết được khoảng cách giữa vật thể và cảm biến (bởi tốc độ ánh sáng trong 1 môi trường nhất định là không đổi), từ đó bạn có thể sử dụng chúng để tạo ra 1 bản đồ 3D của căn phòng với tất cả vật thể bên trong.

Theo đó, công nghệ này được sử dụng chủ yếu trong máy ảnh trên xe tự hành hay máy bay không người lái (nhằm tránh va chạm). Tuy nhiên, gần đây nó đã bắt đầu được ứng dụng vào camera trên điện thoại.

Cảm biến ToF khác gì so với cảm biến Face ID?

Cảm biến Face ID sử dụng máy chiếu hồng ngoại với 1 mạng lưới bao gồm hàng nghìn chấm nhỏ, sau đó sẽ kết hợp với hình ảnh 2D được chụp từ camera để tạo ra bản đồ chiều sâu.

Trong khi đó, cảm biến ToF hoạt động theo cách khác đó là sử dụng dữ liệu "thời gian bay" để tính toán khoảng cách theo thời gian thực theo dữ liệu 3D thay vì 1 bản đồ 2D được tính toán theo thông số 3 chiều.

Cảm biến ToF khác gì so với cảm biến Face ID?
Cảm biến ToF khác gì so với cảm biến Face ID?

Vì vậy, cảm biến ToF có 1 vài ưu điểm như: Nhờ sự hỗ trợ của hệ thống laser mà cảm biến có thể hoạt động ở khoảng cách xa hơn nhiều so với cảm biến Face ID của Apple. Bên cạnh đó, có những suy đoán cho rằng cảm biến này có độ chính xác cao hơn hệ thống lưới hồng ngoại. Điển hình có thể kể đến chiếc điện thoại LG G8 sử dụng cảm biến ToF để nhận diện cử chỉ. Được biết, hệ thống ToF này có thể theo dõi và nhận diện từng ngón tay riêng lẻ của người dùng trong không gian 3D theo thời gian thực.

Cảm biến ToF trên camera của LG G8
Cảm biến ToF trên camera của LG G8

Tại sao Apple lại muốn tích hợp cảm biến ToF trên iPhone 2020?

Nhiều tin đồn trước đó cho biết, camera ToF trên iPhone 2020 sẽ được dùng nhằm hỗ trợ cho camera sau của máy, chứ không phải thay thế cảm biến hồng ngoại Face ID hiện có. Cảm biến ToF được kỳ vọng sẽ mang lại cho người dùng những trải nghiệm thực tế tăng cường (AR) chính xác và chân thực hơn, đồng thời giúp máy nhận diện chủ thể tốt hơn trong những bức ảnh xóa phông.

Qua bài viết, hẳn là bạn đã biết cảm biến ToF là gì? Trong tương lai không xa, chúng ta sẽ còn thấy nhiều smartphone được trang bị camera ToF hơn nữa. Hi vọng bài viết sẽ mang tới những thông tin hữu ích cho bạn, đừng quên chia sẻ với bạn bè và người thân của mình nhé.

Bài viết liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Mời bạn đăng nhập để bình luận.
Bằng cách điền và gửi thông tin, bạn đồng ý với Điều khoản sử dụng của ViettelStore